/

Bụi phấn thời nay...

07:53 20/11/2024
50 lượt xem

Giáo dục nước ta với vai trò là quốc sách hàng đầu, đang từng bước hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Giáo dục quốc tế được đầu tư phát triển mạnh, với sự tham gia, hợp tác của nhiều quốc gia phát triển.

Đây là cơ hội để chúng ta khai thác các nguồn lực, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển đất nước hùng cường. Tuy nhiên, khi hội nhập quốc tế , nếu thiếu giải pháp củng cố, chấn hưng giá trị cốt lõi của dân tộc, sản phẩm giáo dục sẽ phát triển lệch lạc, nguy cơ của suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến an nguy chế độ và sự tồn vong của dân tộc...

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số tạo nên cuộc chuyển đổi căn bản về phương thức dạy-học. Nhiều công cụ, hình thức giáo dục truyền thống đã biến mất, bị thay thế bởi cái mới.

Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Hạ Long với trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại. Ảnh minh họa: baoquangninh.vn

Để phát triển ổn định, bền vững, đòi hỏi giáo dục, nhất là giáo dục quốc tế, phải dựa trên nền tảng vững chắc của truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và định hướng của Đảng.

Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc trong giáo dục quốc tế không phải là sự bảo thủ về phương thức giáo dục, mà là làm sao bảo tồn bằng được những giá trị tinh hoa trong tư tưởng giáo dục, mang đậm bản sắc dân tộc.

Dần dần, người thầy sẽ không còn dùng đến phấn, bảng để dạy học, thay vào đó là công nghệ hiện đại, tiện ích. Bụi phấn thời nay đã khác xưa. Mặc dù vậy, hình ảnh của phấn trắng bảng đen mãi đọng lại như một biểu tượng đạo đức, văn hóa của thế giới học đường...

Sắc màu tương đồng giữa bụi phấn và mái tóc thầy cô bạc dần theo năm tháng, gieo vào tâm trí các thế hệ học trò lòng biết ơn sâu sắc, bồi đắp truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Trong trường văn hóa ấy, có tình yêu Tổ quốc, có lòng thành kính với tiên tổ, ông bà, có tinh thần báo đáp công ơn cha mẹ, thầy cô... Phương thức giáo dục luôn vận động, biến đổi, nhưng giá trị cốt lõi của văn hóa giáo dục, hướng con người đến chân-thiện-mỹ thì như gốc rễ của cây, như nguồn của suối sông, như nền móng của ngôi nhà ta sinh sống...

Vun cho sâu rễ, bền gốc chính là sứ mệnh của giáo dục và người làm công tác giáo dục...

Theo Phan Tùng Sơn/qdnd.vn

Link bài gốc

Xem thêm phản hồi...