Đời sống 16:43 03/06/2023 (0) (192)

Vướng mắc trong tự chủ tài chính ở các bệnh viện

Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế, về khuyến khích các Bệnh viện công lập chuyển sang mô hình tự chủ tài chính, Hà Tĩnh chính thức triển khai mô hình này từ năm 2017. Đến nay, đã có 15 đơn vị sự nghiệp y tế được phân loại tự chủ, trong đó có 10 đơn vị tự chủ nhóm 2 và 5 đơn vị tự chủ nhóm 3. Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận, thì việc thực hiện tự chủ cũng đang phát sinh nhiều vướng mắc cần phải được tháo gỡ.

Bệnh nhân của Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh chủ yếu là người già, có bảo hiểm y tế. Do đó hoạt động của Bệnh viện phụ thuộc hoàn toàn vào thanh toán bảo hiểm. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn hơn 17 tỷ đồng chi phí khám chũa bệnh bảo hiểm y tế của năm 2021 và 2022 chưa được quyết toán cho đơn vị.


Có thể nói, sự phối hợp trong thanh toán bảo hiểm y tế đang là một vướng mắc đặt ra giữa cơ quan Bảo hiểm với các bệnh viện tự chủ. Hết quý 1 năm 2023, tổng chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế chưa được quyết toán là 933 tỷ đồng.

Một bất cập khác cũng đang đặt ra, đó là các chi phí như khấu hao, đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý khám chữa bệnh chưa được tính vào giá dịch vụ. Trong khi đó ngân sách nhà nước hiện không còn cấp bù. Điều đó khiến cho các đơn vị phải hết sức chật vật để cân đối.


Phải khẳng định rằng: Tự chủ tài chính là thước đo về sự năng động sáng tạo của các đơn vị, được thể hiện ở chất lượng, dịch vụ, thái độ phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Các cơ sở y tế sẽ phải nỗ lực rất lớn để có thể cạnh tranh, thu hút bệnh nhân, từ đó lấy thu bù chi, tạo sự phát triển. Thế nhưng, những vướng mắc hiện nay trong thực hiện cơ chế tự chủ đang gây rây ra nhiều khó khăn cần phải được tháo gỡ, để phát huy tối đa cơ chế, vì quyền lợi của các cơ sở y tế công lập và cũng là vì quyền lợi của Nhân dân.

Theo Văn Thành – Tuấn Anh/HTTV

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình mới hàng ngày

Lượt truy cập hôm nay:   6,357
Tổng lượt truy cập:   41,898,150