Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mu-li-a-ni In-đra-oa-ti kêu gọi các bộ ngành ở nước này cùng phối hợp phát triển Cơ chế một cửa quốc gia nhằm hỗ trợ lĩnh vực hậu cần quốc gia. Theo ông, Indonesia cần cải thiện Chỉ số hiệu suất hậu cần (LPI) và giảm chi phí hậu cần vốn đang ở mức cao so với các nước trong khu vực cũng như các nước đang phát triển khác.
Lễ kỷ niệm thành lập Cơ chế một cửa quốc gia Indonesia
Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Ai-lang-ga Ha-ta-tô, việc củng cố Cơ chế một cửa quốc gia đã đạt một số kết quả, khi rút ngắn thời gian trung bình giải quyết một thủ tục logistic từ 4,06 ngày trong năm 2017 xuống còn 2,84 ngày vào năm ngoái.
Indonesia thành lập Cơ chế một cửa quốc gia từ năm 2010 nhằm đơn giản hóa quy trình xuất nhập khẩu và tăng cường giám sát hệ thống thu ngân sách phi thuế quan. Tuy nhiên, nước nỳ vẫn bị tụt hạng mạnh trong bảng xếp hạng hậu cần của Ngân hàng Thế giới (WB), từ vị trí thứ 46 năm 2018 xuống vị trí 63 trong năm ngoái, cho thấy những cải cách của nước này đang chậm hơn rất nhiều so với các nước khác./.
Theo TTXVN