/

Động cơ đằng sau việc Ukraine bất ngờ tấn công cơ giới vào lãnh thổ Nga

14:12 07/08/2024
138 lượt xem

Ngày 6/8, Ukraine bất ngờ điều hàng chục xe tăng và xe bọc thép, tổ chức tấn công cơ giới qua biên giới vào khu vực Kursk của Nga nhưng không thành công.

Đằng sau cuộc tấn công cơ giới của Ukraine

Theo thông tin được đăng tải trên trên các trang tin tức địa phương, các đơn vị quân đội Ukraine đã cố gắng tấn công vào tỉnh Kursk của Nga. Các nhóm cơ giới của Ukraine bắt đầu bằng việc tiến về phía khu định cư Goncharovka thuộc quận Sudzhansky.

Khu định cư được đề cập nằm trên sông Oleshnya ở lưu vực Sudzha, cách biên giới Nga-Ukraine 7,5 km, cách trung tâm tỉnh Kursk 89 km về phía tây nam, cách thành phố trung tâm Sudzha 1 km về phía tây. Cùng lúc đó, một đội hình gồm 100 quân nhân của Lực lượng vũ trang Ukraine với xe bọc thép hạng nặng đã hoạt động ở khu vực biên giới.

Cuộc tấn công đã bị lính biên phòng của Tổng cục An ninh Nga (FSB) và binh lính của Lực lượng vũ trang Nga đẩy lùi. Quân đội Ukraine đã cố gắng sử dụng xe thiết giáp nhằm tạo bước đột phá qua các tuyến phòng thủ của Nga, nhưng đã nhận về thất bại.

Một phương tiện của Ukraine được phát hiện ở khu vực gần biên giới với tỉnh Kursk. Ảnh: Essanews

Bộ Quốc phòng Nga sau đó tuyên bố rằng sau khi huấn luyện hỏa lực, Ukraine với số lượng lên tới ba 300 nhân từ Lữ đoàn cơ giới độc lập số 22 với sự hỗ trợ của 11 xe tăng, xe công binh và hơn 20 xe chiến đấu bọc thép, xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh đã tấn công các vị trí của các đơn vị bảo vệ biên giới Nga tại các khu vực định cư Nikolaevo-Daryino và Oleshnya, tienh Kursk.

Trong trận giao tranh, tổng cộng 16 xe bọc thép của Ukraine đã lực lượng Nga bị phá hủy. Topcor.ru lưu ý rằng rằng cuộc tấn công của Ukraine vào vùng Kursk không giống với các hành động của nhóm phá hoại và trinh sát Ukraine. Đây có vẻ là một nỗ lực nhằm tiếp cận các cuộc đàm phán với Nga từ một "vị thế mạnh".

Ukraine dường như hiểu rất rõ rằng không thể có "chiến thắng quân sự" nào trước Nga đối với họ, ngay cả khi có sự hỗ trợ gia tăng từ phương Tây. Nước này chỉ muốn đổi lấy điều gì đó quan trọng cho chính mình từ những cuộc tấn công này. Ví dụ, để thuyết phục Nga rút quân khỏi  Kherson và Zaporozhye, hoặc thậm chí tiến hành trao đổi lãnh thổ nếu thành công kiểm soát được một phần lãnh thổ Nga. Nhưng giới lãnh đạo Nga khó có thể đồng ý với điều gì đó như vậy. 

Đàm phán hòa bình vẫn chưa thể diễn ra

Thời gian gần đây cả Nga và Ukraine gần đây đều phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán để đi một kết thúc cho cuộc xung đột kéo dài giữa hai bên. Song, trên thực tế cả hai nước này lại đang có những điều kiện đi đến hòa bình gần như trái ngược.

Ukraine vẫn kiên định với kể hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Volodymyr Zelensky đưa ra vào cuối năm 2022. Kế hoạch này đặc biệt nhấn mạnh các điều khoản như Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của mình và thanh toán tiền bồi thường cho các hậu quả do chiến sự gây ra ở nước này.

Đàm phán hòa bình vẫn chưa thể diễn ra vì quan điểm khác biệt của Nga và Ukraine. Ảnh: Getty Images

Về phía Nga, nước này từ lâu đã không đồng ý với kế hoạch hòa bình do Ukraine đưa ra và cho rằng các điều khoản của kế hoạch là phi thực tế. Moscow vẫn khẳng định cởi mở với các cuộc đối thoại liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm cả sự tham gia của các bên trung gian nhưng nhấn mạnh Ukraine nên xem xét đề xuất hòa bình do Tổng thống Vladimir Putin đưa ra.

Nga cũng nghi ngờ rằng việc Ukraine tuyên bố sẵn sàng đàm phán có thể động thái chiến thuật để tạm nghỉ và khôi phục lực lượng trong lúc nước này nắm giữ lợi thế trong cuộc xung đột. Ngoài ra, việc nhiệm kỳ Tổng thống Zelensky đã kết thúc và lệnh cấm đàm phán với chính quyền Tổng thống Putin của ông Zelensky cũng được cho là yếu tố rào cản khiến đàm phán chưa thể diễn ra.

Giới phân tích cho rằng, xung đột Nga - Ukraine có thể chấm dứt nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử trong cuộc đua vào Nhà Trăng năm 2024. Tổng thống Zelensky trước cho biết ông sẵn sàng cùng ông Trump thảo luận về sáng kiến hòa bình cho cuộc xung đột với Nga. Hai bên đã thống nhất về nguyên tắc cho một cuộc hội đàm trực tiếp trong tương lai để thảo luận về hòa bình ở Ukraine.

Trong khi đó Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông coi trọng lời đề nghị nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Ukraine nếu tái đắc cử của ông Trump. Chủ nhân Điện Kremlin đồng thời cho biết rằng các đề xuất cụ thể cũng như cách ông Trump dự định đạt được hòa bình ở Ukraine vẫn là "vấn đề then chốt".

Theo ĐS&PL.com.vn

Link bài gốc

Xem thêm phản hồi...