/

Tổ Đại biểu Quốc hội số 6 thống nhất thí điểm chính sách đặc thù cho Nghệ An, Đà Nẵng

16:39 31/05/2024
63 lượt xem

Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận Tổ.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Trường đoàn ĐBQH Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tại tổ

Thảo luận tại tổ, các đại biểu thống nhất thí điểm bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù cho Nghệ An và Đà Nẵng và góp ý về: Tên gọi, căn cứ, nguyên tắc, quan điểm xây dựng Nghị quyết; chính sách quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước.

Các đại biểu thảo luận tại tổ về các cơ chế đặc thù đối với Nghệ An, Đà Nẵng

Quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; chính sách tiền lương, thu nhập; thành lập khu thương mại tự do; chính quyền đô thị; tổ chức bộ máy, biên chế; tổ chức thực hiện.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh thống nhất ý kiến của các đại biểu về chính sách đặc thù đối với Nghệ An và Đà Nẵng

Phát biểu tại tổ, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh thống nhất các cơ chế, chính sách đặc thù mới mang tính vượt trội, sẽ tạo động lực, phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển cho Nghệ An và Đà Nẵng.

Đồng thời đề nghị cần điều chỉnh hệ thống pháp luật đồng về chính sách đặc thù; phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động, gắn với trách nhiệm địa phương, người đứng đầu; tăng cấp phó để thực thi nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu cũng như đào tạo cán bộ.

Điều tiết hợp lý giữa ngân sách trung ương và địa phương; có cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược; ưu đãi đầu tư phát triển vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo.

Về quản lý và quyết toán ngân sách, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Trưởng đoàn và các ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, xử lý dứt điểm tạm ứng quá hạn; kiểm soát bội chi, nợ công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách./.

CTV Quang Đức, Thuý An/HTTV

Xem thêm phản hồi...