/

Những tuyên bố của WHO về dịch Covid-19

08:58 06/05/2021
556 lượt xem

Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện hồi cuối năm 2019 đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã nỗ lực cùng các quốc gia đối phó với dịch bệnh.

Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều về cách thức phản ứng của Tổ chức này trong giai đoạn đầu của đại dịch. Tuy nhiên, không thể phủ nhận các nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới trong kiểm soát dịch bệnh trên toàn thế giới. Gần 2 năm kể  từ khi dịch bệnh xuất hiện, chúng tôi xin điểm lại những phát ngôn, tuyên bố của WHO về Covid-19 để thấy chúng ta đã trải qua những giai đoạn từ bỡ ngỡ trước dịch bệnh mới đến việc học cách sống chung như thế nào?

Rạng sáng 31/1/2020, tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

 Ông Tedros Adhanom Ghebreyesu - Tổng giám đốc WHO cho biết: “Trong các tuần vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến tình trạng khẩn cấp của một mầm bệnh chưa từng biết trước đó và bùng phát chưa từng có tiền lệ. Và mầm bệnh này cũng đã được nhiều nước phản ứng cũng theo cách chưa từng có tiền lệ.”

 Nhưng đến ngày 11/03/2020 , WHO mới chính thức công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, mức cao nhất trong cảnh báo về y tế.

Ngày 9/6/2020, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đính chính quan điểm trước đó cho rằng khả năng người mắc COVID-19 không triệu chứng lây nhiễm cho người khác là “rất hiếm”.

Hồi tháng 7/2020, WHO đã chính thức xác nhận khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua không khí, thay vì chỉ là những giọt bắn lớn như tuyên bố trước đó.

 Bà Benedetta Allegranzi – WHO cho biết: “Chúng tôi thừa nhận có nhiều bằng chứng nổi lên cho thấy virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua không khí. WHO luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới để hiểu rõ hơn về cách thức lây truyền của virus, cũng như cải thiện cách thức để phòng chống dịch hiệu quả hơn.”

WHO xác nhận virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua không khí

WHO ngày 7/12/2020 lên tiếng cảnh báo việc các nước bắt buộc tiêm vaccine có thể phản tác dụng, làm dấy lên làn sóng tẩy chay lớn.

 Bà Kate O’Brien – Giám đốc bộ phận tiêm phòng của WHO: “Tôi không nghĩ nên coi chủng ngừa là nghĩa vụ, đặc biệt đối với loại vaccine này. Các nước nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân làm điều đó, thay vì yêu cầu.”

Tuy nhiên đến tháng 3/2021, Tổ chức Y tế Thế giới WHO lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca, đồng thời kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng loại vaccine quan trọng này.

 Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Đã có nhiều lo ngại về sự an toàn của vaccine Oxford-AstraZeneca. Câu hỏi đặt ra với bất kỳ loại dược phẩm hoặc vaccine nào là liệu nguy cơ sử dụng nó lớn hơn hay ít hơn nguy cơ mắc bệnh mà nó được dùng để phòng ngừa hoặc điều trị. Và không có gì phải bàn cãi: COVID-19 là một căn bệnh chết người và vaccine Oxford-AstraZeneca có thể ngăn ngừa nó.”

WHO tiếp tục khẳng định vaccine AstraZeneca an toàn

 Thế giới đang một lần nữa chứng kiến sự gia tăng trở lại các ca mắc COVID-19 và tâm điểm giờ đây là châu Á. Làn sóng thứ nhất, thứ hai, thậm chí là thứ ba, thứ tư đã diễn ra ở rất nhiều quốc gia. Đã đến lúc việc tuân thủ các chỉ dẫn y tế trong phòng chống COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là điều quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi người dân./.

Theo TTXVN

Xem thêm phản hồi...