/

Tín ngưỡng sùng bái “ông Ba Mươi” của người châu Á

10:18 01/01/2022
1064 lượt xem

Nếu như người châu Âu cho rằng sư tử là vua của muôn loài, thì trong quan niệm của người châu Á, hổ là chúa tể của rừng xanh. Năm nay, theo lịch 12 con giáp của phương Đông, các nước châu Á bước sang năm mới – năm con hổ một loài vật tượng trưng cho sự dũng mãnh, quyền uy và phúc lộc.

Trong văn hóa châu Á nói chung, hổ được coi là loài vật linh thiêng, là đại diện cho sức mạnh. Người Trung Quốc cổ xưa quan niệm rằng những vết sọc trên trán của hổ liên tưởng đến chữ Vương, có nghĩa là vua nên nhiều người tin rằng hổ sinh ra vốn dĩ đã là vua của muôn loài. Cũng chính vì lý do đó, hình ảnh hổ thường dùng để chỉ những nhân vật mạnh mẽ và xuất chúng. Trong lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc, hổ cũng là một hình tượng quen thuộc và mang ý nghĩa to lớn.

Mặc dù hổ là loài vật hung dữ, là mối nguy hiểm cho con người nhưng trong văn hóa người Á Đông, hổ được coi là biểu tượng của thần giám hộ, biểu tượng của Thần núi. Vì vậy, người Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Việt Nam đều gọi hổ là Chúa sơn lâm. Hình ảnh con hổ hiện lên với đầy sự dũng mãnh và uy quyền, sự xuất hiện của hổ sẽ giúp con người tránh được vận hạn và đem đến nhiều phúc lộc.

Ông Martin Palmer – Chuyên gia nguyên cứu về biểu tượng Hổ trong văn hóa Châu Á: “Trong tư tưởng của người Trung Quốc, năng lượng của hổ và rồng tượng trưng cho âm dương cân bằng. Con rồng đại diện cho dương như ngọn lửa của thần thánh trên trời. Con hổ đại diện cho âm như các sinh vật trên Trái đất. Vì vậy theo tư tưởng này rồng và hổ tượng trưng cho trời và đất.”

Trong quan niệm dân gian Việt Nam, hổ cũng được thần thánh hóa có một sức mạnh linh thiêng diệt trừ được ma quỷ. Bởi vậy, hình tượng con hổ đã trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh thờ cúng ở các đền, điện, đình, miếu.

thậm chí loài vậy này còn có bàn thờ riêng với tượng những nghi thức đặc trưng.

Thế nhưng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hoạt động săn hổ phục vụ cho  y học cổ truyền tăng lên đáng kể đã khiến số lượng hổ ngoài thiên nhiên giảm xuống mức nguy cấp.

Bà Susan Conway - Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, Đại học London: “Một ngôi làng ở miền bắc Thái Lan đã xây dựng một ngôi đền ngay gần biên giới để thờ hổ. Dân làng nói rằng giờ họ không còn nghe thấy tiếng hổ gầm hay tiếng hổ con kêu nữa trong khi suốt cuộc đời họ  thường xuyên nghe thấy tiếng Hổ. Họ đã coi ngôi đền thờ Hổ như một đài tưởng niệm.”

Giữ gìn và phát triển loài hổ vừa là nhiệm vụ bảo tồn loài động vật hoang dã này, vừa là để duy trì tín ngưỡng thờ ông Ba mươi thiêng liêng của người Á đông ./.

Theo TTXVN

Xem thêm phản hồi...