Sâm Bố chính "bén duyên" trên đất cát bạc màu
Cuối năm 2023, cây sâm bố chính được trồng tập trung trên vùng đất cát bạc màu tại xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà. Đến nay, mô hình đã cho thu hoạch với năng suất, chất lượng đưa lại đã mở ra triển vọng mới trong việc nâng cao thu nhập và xanh hóa những vùng đất cát hoang hóa, bạc màu.
Những ngày này, trên cánh đồng Hói Chùa, thôn Phúc Thanh, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà người dân đang tập trung thu hoạch sâm bố chính. Người bới củ, rũ đất; người gom sâm, đóng gói vào thùng... ai cũng phấn khởi vì trên vùng đất cát bạc màu bỏ hoang bây giờ đã trồng được cây dược liệu quý.
Nông dân địa phương thu hoạch Sâm Bố chính
Mô hình trồng Sâm Bố chính do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty TNHH Bio Green STC thực hiện.
Với sự hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc, anh Phan Nhân Trí, ở xã Thạch Khê, hiện là Phó Giám đốc Công ty TNHH Bio Green STC đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để cải tạo đất, đầu tư hệ thống tưới và cây giống. Đến nay, mô hình đã cho kết quả rất khả quan.
Lãnh đạo Sở KH&CN kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình trồng Sâm Bố chính trên cát
Lần đầu tiên đưa vào trồng thử nghiệm trên vùng đất cát bạc màu, nhưng sâm bố chính lại thích nghi rất tốt với thổ nhưỡng và khí hậu ở đây. Cây sâm được trồng theo hướng sản xuất sạch, thân thiện với môi trường. Sau hơn 6 tháng trồng, sâm cho thu hoạch với năng suất đạt gần 5 tấn/ha và được liên kết bao tiêu sản phẩm.
Việc trồng thử nghiệm thành công cây Sâm Bố chính ở vùng đất cát bạc màu mang đến những kỳ vọng mới trong phát triển kinh tế.
Việc trồng thử nghiệm thành công cây Sâm Bố chính ở vùng đất cát bạc màu mang đến những kỳ vọng mới trong phát triển kinh tế. Đây cũng là cơ sở để ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đánh giá để nhân rộng, nhằm khai thác hiệu quả những vùng đất cát ven biển đang bị bỏ hoang./.
Nguyễn Tâm – Đình Phi/HTTV