/

Nghịch lý nghỉ hè

10:02 20/07/2024
53 lượt xem

“Cháu được đi học thêm rồi đấy”, nghe giọng nói đầy phấn khởi của đứa cháu học lớp 7, tôi không khỏi ngạc nhiên hỏi:“Tưởng cháu Tôm thích nghỉ hè chứ, sao lại muốn đi học vậy?”. “Ở nhà chán lắm, đi học cháu còn được chơi với bạn”. Chia sẻ của cháu tôi cũng là nỗi niềm của không ít trẻ em mỗi dịp hè.

Nghỉ hè với mục đích “sạc” năng lượng, giúp con trẻ thư giãn sau một năm học vất vả, giờ lại trở thành “cơn ác mộng” với nhiều gia đình khi không biết làm thế nào để lấp đầy khoảng nghỉ của con một cách an toàn, hiệu quả.

Đứng từ góc độ sư phạm, cũng như khoa học sức khỏe, trẻ cần nghỉ hè, như quy định của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, “nghỉ hè khổ lắm” không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ con bởi quá thiếu sân chơi, hoạt động cho trẻ dịp hè.

Ở nhà cùng con vui chơi, thư giãn suốt 3 tháng hè là nhiệm vụ bất khả thi với bố mẹ. Nhốt con ở nhà trong 4 bức tường với trò chơi điện tử, ti vi, điện thoại... càng khiến trẻ bức bối và tiềm ẩn không ít nguy cơ về sức khỏe.

Đưa trẻ về “trại hè” mang tên ông bà chỉ là giải pháp tạm thời và không phải gia đình nào cũng có điều kiện. Bởi vậy, học hè vẫn được coi là cứu cánh của nhiều phụ huynh.

Ảnh minh họa: Báo Lao động 

Câu chuyện hè học gì có lẽ là vấn đề giúp giải quyết nghịch lý nghỉ hè này. Thay vì “chôn vùi” trong sách vở, kiến thức, các em còn rất nhiều thứ khác có thể học và cần được trang bị trong 3 tháng nghỉ hè quý giá-những điều mà trường học hiện nay chưa đủ thời gian để dạy cho các con.

Những khóa học giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, trải nghiệm từ thực tế và bồi dưỡng bản thân như kỹ năng sinh tồn; phòng, chống cháy nổ; kỹ năng chống xâm hại hay các câu lạc bộ năng khiếu...

Những trải nghiệm này sẽ giúp trẻ xây dựng sự tự tin, bộc lộ điểm mạnh, nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc nhóm-những kỹ năng quan trọng cho sự phát triển toàn diện.

Thậm chí, việc học hè không cần chi phí đắt đỏ, có thể diễn ra tại khu dân cư qua các câu lạc bộ do Đoàn thanh niên tình nguyện dẫn dắt. Nhà trường có thể tích hợp giáo dục ngoài giờ và các hoạt động trải nghiệm vào các dự án hè theo độ tuổi, giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế. Hiệu quả nhất là tự học, trẻ nên học điều mình thích ở nhịp độ phù hợp. Sau thời gian nghỉ ngơi, trẻ có thể ôn lại kiến thức đã học và tự đặt mục tiêu cho năm học mới, với sự hỗ trợ khi cần thiết.

Việc ứng xử với trẻ em trong dịp hè không chỉ giúp con trẻ cảm nhận được tôn trọng và yêu thương mà còn tạo nên những kỷ niệm đẹp. Trách nhiệm này thuộc về cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

“Trẻ em như búp trên cành”, cần được chăm sóc và giáo dục khoa học để phát triển toàn diện và trở thành những người có ích cho xã hội. Bỏ lỡ cơ hội để trẻ rèn luyện sức khỏe và trải nghiệm cuộc sống (trong dịp hè) là điều rất đáng tiếc cho cả trẻ và quốc gia trong tương lai.

Hãy để những bước chân trẻ thơ tung tăng chạy nhảy, trở nên cứng cáp hơn trong một mùa hè đầy ý nghĩa./.

Theo Thu Hà/QĐND.vn

Link bài gốc

Xem thêm phản hồi...

Mái ấm đón xuân

09:44 - 20/01/2025
26 lượt xem

Không để ai bị bỏ lại phía sau

06:16 - 17/01/2025
39 lượt xem

Làm chủ công nghệ AI

20:07 - 16/01/2025
28 lượt xem

Mối lo an toàn thực phẩm ngày Tết

06:07 - 15/01/2025
27 lượt xem

Sao lại tâm tư vì giảm thi?

06:53 - 12/01/2025
24 lượt xem

Động lực từ 130.000 tỷ đồng

10:47 - 09/01/2025
31 lượt xem

Lãng phí vào niềm tin không có thật

07:54 - 05/01/2025
28 lượt xem

Phân luồng liệu đã đáp ứng?

17:26 - 04/01/2025
22 lượt xem

Đột phá từ thể chế

09:12 - 01/01/2025
27 lượt xem