/

Lo ngại nhiều kiệt tác nghệ thuật bị tấn công

08:52 22/10/2022
303 lượt xem

Bức tranh Hoa hướng dương trị giá hơn 80 triệu đô la Mỹ của thiên tài hội họa Van Gogh vừa bị một nhóm người tạt súp cà chua. Đây là sự cố mới nhất trong các vụ phá hoại  tác phẩm nghệ thuật để thu hút sự chú ý của dư luận. Thế nhưng, nhìn vào tác phẩm dính đầy chất bẩn, nhiều người không khỏi bức xúc: đến khi nào nghệ thuật mới thôi bị hủy hoại?

Hôm 14/10, hai cô gái trẻ thuộc  một nhóm vận động chống lại nhiên liệu hóa thạch, đã ném hộp súp cà chua vào bức tranh "Hoa hướng dương" trị giá 85 triệu USD. Sau đó, họ quỳ gối trước tác phẩm, dùng keo dán tay lên tường.

Nhóm thanh niên tạt sup cà chua vào bức tranh Hoa hướng dương 

Nhóm Just Stop Oil 2284: “Điều gì đáng giá hơn, nghệ thuật hay cuộc sống? Nó có giá trị hơn thức ăn? Hơn cả công lý không?” 

Hồi cuối tháng 5, bức họa Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci cũng bị tạt acid sulfuric. Hồi tháng 7, các thành viên Just Stop Oil đã dán tay lên khung tranh “The Hay Wain” của John Constable - kiệt tác hơn 200 năm tuổi. Họ cũng có hành động tương tự với bản sao bức “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci và phun sơn bên dưới bức tranh.

Lỹ do cho những hành động quá khích thì rất nhiều. Đó có thể là kêu gọi bảo vệ hành tinh, là phản đối giá nhiên liệu tăng cao và rất nhiều lý do khách. Thế nhưng, cách mà họ chọn lại gây nhiều tranh cãi.

Bức họa Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci cũng từng bị tạt acid sulfuric

Theo tờ Washingtonpost, các tác phẩm bị nhắm đến thường đại diện cho lý tưởng về vẻ đẹp tự nhiên và sự tái tạo, những thứ bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu.

Mục đích của người tấn công tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng chỉ là để truyền thông quan tâm đưa tin, nhờ đó, mục tiêu mà họ đang theo đuổi sẽ được truyền thông đề cập ở một mức độ nào đó.  

Nhà sử học nghệ thuật Noah Charney đã kêu gọi sự tham gia của truyền thông trong công cuộc bài trừ những hành vi tương tự. 

Nhiều bức tranh nổi tiếng khác cũng bị phá hoại

Ông Noah Charney - Nhà sử học nghệ thuật: “Nếu phương tiện truyền thông từ chối công bố tên hoặc ảnh của những kẻ phá hoại, hoặc các tuyên bố của họ, thì động cơ gây ra những vụ việc như vậy sẽ bị loại bỏ”. 

Dù các phòng trưng bày đã thắt chặt an ninh và tăng cường kính chống đạn để bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật danh tiếng nhưng chẳng điều gì có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối.  

Những hành động tấn công  thường không để lại hậu quả nghiêm trọng bởi phương thức tấn công cũng đã được hội nhóm thực hiện cân nhắc từ trước để giảm thiểu mọi tác động ảnh hưởng.

Dù vậy, những hành động gây nguy hiểm, gây tổn hại cho tác phẩm nghệ thuật dù ở mức độ nào và với mục đích gì cũng không được công chúng cảm thông.

Theo TTXVN

Xem thêm phản hồi...