/

Chuyện những ông Đồ trẻ

08:54 14/02/2024
58 lượt xem

Nhắc đến Thư pháp, mọi người thường nghĩ đến những “Ông Đồ già” nhưng ngày nay, Thư pháp được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của Dân tộc.

Những ngày đầu Xuân, tại Khu di tích Ngã 3 Đồng Lộc, gian hàng Chữ Thư pháp của anh Trần Hậu Thao là một địa điểm thu hút được khá đông du khách ghé qua.

Gian hàng Chữ Thư pháp của anh Trần Hậu Thao thu hút khá đông du khách ghé qua

Hơn 20 năm đến với Thư pháp, anh Trần Hậu Thao đã truyền dạy và lan toả tình yêu thư pháp tới nhiều bạn trẻ. Đối với anh, viết thư pháp không chỉ đơn giản là để thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để học được nhiều bài học ý nghĩa từ cuộc sống.

Viết Thư pháp cũng phần nào giúp người trẻ rèn luyện sự điềm tĩnh, kiên trì

Thư pháp vốn là một thú chơi tao nhã, từ trước tới nay, nhiều người nghĩ rằng thư pháp chỉ dành riêng cho thế hệ lão niên am tường văn chương, chữ nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay Thư pháp đang được nhiều bạn trẻ tiếp nối như một cách để sống chậm và lưu giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Thư pháp đang được nhiều bạn trẻ tiếp nối như một cách để sống chậm và lưu giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Cho chữ, xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hoá của người Việt, thể hiện ước mơ, khát vọng và tinh thần hiếu học, trọng chữ của người Việt. Và có thể nói hình ảnh những người trẻ trong bộ áo the, khăn xếp ngồi viết Thư pháp trong những ngày Tết đã làm sống dậy một nét văn hoá tưởng chừng đã có lúc bị phai nhạt.

Cho chữ, xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hoá của người Việt

Ngoài niềm đam mê cá nhân thì việc viết Thư pháp cũng phần nào giúp người trẻ rèn luyện sự điềm tĩnh, kiên trì, đồng thời, qua đó yêu hơn những lời hay ý đẹp, những lời dạy của cha ông để áp dụng vào cuộc sống thực tại./.

Bách Hợp – Đình Phi – Trần Khánh/HTTV

Xem thêm phản hồi...