/

Già cậy ai…???

15:33 29/01/2024
67 lượt xem

Việt Nam đã bước vào giai đoạn "già hóa dân số" từ năm 2011, với số người trên 65 tuổi chiếm 7% tổng dân số. Sau 10 năm, tỷ lệ này tăng lên 8,3% và dự báo sẽ có khoảng 16,8 triệu người già vào năm 2039. Đây là một thực tế cần phải được tính toán để tạo ra sự hài hòa trong đời sống xã hội.

Theo con số thống kê, hiện nay ở Việt Nam có tới 73% người già không có lương hưu; 22% người già thường xuyên phải chăm sóc y tế. Trong khi người trẻ ngày càng bận rộn, chịu nhiều áp lực cuộc sống dẫn tới hoặc là không đủ thời gian để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ, hoặc là không đủ sự giao thoa về cách sống, cách nghĩ để đồng cảm, thấu hiểu. Những sự khác biệt này sẽ tích tụ theo thời gian, dễ dẫn đến những mâu thuẫn, bất hòa không đáng có.

Việc tích lũy tài chính phòng khi không còn khả năng lao động hoặc đau ốm cũng là một hình thức bảo hiểm cho chính mình trước những rủi ro khi tuổi già. Ảnh minh họa

Để hóa giải được những mâu thuẫn đó cần nỗ lực từ nhiều phía. Với từng cá nhân, đó là một chiến lược dài hạn về sức khỏe và tài chính. Sống lành mạnh, sống vui, sống khỏe, sống có kỷ luật ngay từ khi còn sung sức, chính là cách để bảo vệ sức khỏe tốt nhất khi về già. Việc tích lũy tài chính phòng khi không còn khả năng lao động hoặc đau ốm cũng là một hình thức bảo hiểm cho chính mình trước những rủi ro. 

Trong thực tế đã có rất nhiều người vì nặng nề 2 chữ hiếu thuận, đón bố mẹ về ở cùng nhưng rồi lại để các cụ cô độc ngay dưới mái nhà chung vì không đủ thời gian, không đủ kiên nhẫn và đặc biệt là không đủ sự đồng cảm thấu hiểu để thực hiện trách nhiệm, bổn phận. 

Người cao tuổi là rường cột của gia đình, là vốn quý của xã hội. Chăm sóc người cao tuổi vừa là trách nhiệm, bổn phận, vừa là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng. Vấn đề là cách chăm sóc như thế nào để ai cũng cảm thấy thoái mái, tự do, tự tại trong một cuộc sống bộn bề áp lực là điều cần phải được cân nhắc.

Trẻ cậy cha - già cậy con, đó vẫn là mối quan hệ căn bản và cần thiết trong gia đình hiện đại nhưng sự cậy nhờ phải được hiểu rộng theo nhiều nhiều khía cạnh của đời sống, thay vì chỉ đơn giản là phụ thuộc lẫn nhau, cột chặt vào nhau như cách nghĩ lâu nay./.

Việt Nam đã bước vào giai đoạn "già hóa dân số" từ năm 2011, với số người trên 65 tuổi chiếm 7% tổng dân số. Sau 10 năm, tỷ lệ này tăng lên 8,3% và dự báo sẽ có khoảng 16,8 triệu người già vào năm 2039, 25,2 triệu vào năm 2069. Đây là một thực tế cần phải được tính toán để tạo ra sự hài hòa trong đời sống xã hội.

Những chính sách cho người cao tuổi như chăm sóc y tế miễn phí, trợ cấp sinh hoạt phí, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người không có lương hưu cần phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Thậm chí ngay đến giải pháp nhà dưỡng lão cũng cần phải được cởi bỏ tâm lý dè dặt, khuyến khích đầu tư để mang đến những sự chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi.

Hải Thuận/HTTV

Xem thêm phản hồi...