/

Vì sao mức độ hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp?

13:54 18/01/2024
72 lượt xem

Năm 2023, tổng nguồn vốn tín dụng huy động trên địa bàn đạt trên 100.000 tỷ đồng, tăng 19,24%, tuy nhiên dư nợ cho vay chỉ đạt 96.000 tỷ, tăng 10,15%, trong khi kế hoạch năm là 14 đến 16%. Đây cũng là mức tăng thấp hơn so với tăng trưởng chung của cả nước. Thực tế này nói lên điều gì?

Năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Nhật Quang Phát đầu tư hơn 4 tỷ xây dựng dây chuyền sản xuất giấy MELIA tại cụm công nghiệp Bắc Thạch Hà. Dây chuyền đã đi vào sản xuất ổn định. Dù mong muốn được vay vốn để mở rộng sản xuất nhưng vào thời điểm này, doanh nghiệp vẫn hết sức thận trọng.

Sự dè dặt trên đây cũng là tâm lý chung của rất nhiều doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Áp lực nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, sức mua giảm khiến cho việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh buộc phải trở nên đắn đo. Điều đó giải thích vì sao trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng năm 2023, chủ yếu tập trung vào phân khúc ngắn hạn trong khi cho vay trung và dài hạn gặp khá nhiều khó khăn.

 Ảnh minh họa

Tín dụng thương mại thì khó hấp thụ do những khó khăn khách quan của nền kinh tế trong khi các chương trình hỗ trợ lãi suất phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid 19 lại đạt kết quả thấp. Cụ thể đến hết năm 2013, chỉ có 7 khách hàng được vay gần 60 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ lãi suất 2% trên năm của Chính phủ và 167 lượt khách hàng được vay gần 100 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 51 của HĐND tỉnh. Sự ngặt nghèo và thiếu thực tế của điều kiện cho vay là một nguyên nhân.

Ảnh minh họa

Những lý do trên đây đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tình trạng thừa vốn trong các ngân hàng. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2023 đạt trên 100.000 tỷ đồng, tăng 19,24%, nhưng dư nợ cho vay chỉ đạt 96.000 tỷ, tăng 10,15%, trong khi kế hoạch năm là 14 đến 16%. Đây cũng là mức tăng thấp hơn so với tăng trưởng chung của cả nước.

XEM THÊM: Vì sao mức độ hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp?

Để giải bài toán thừa tiền, các ngân hàng thương mại đã phải khai phá nhiều dư địa cho vay mới, trong đó đẩy mạnh cho vay đối tượng khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng, bên cạnh việc bám sát các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh để đầu tư cho các dự án tín dụng dài hơi.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh phấn đấu từ 8 đến 8,5%. Nhiều dự án trọng điểm sẽ đi vào vận hành thương mại hoặc triển khai đầu tư. Điều đó hứa hẹn sự sôi động của nền kinh tế đồng nghĩa với nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng cao. Đây chính là cơ sở để ngành ngân hàng Hà Tĩnh đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ khoảng 14% so với cuối năm 2023./.

Trần Vũ/HTTV

Xem thêm phản hồi...